Giải đáp thắc mắc tài sản đảm bảo là gì?

Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ tài sản đảm bảo chưa? Vậy tài sản đảm bảo là gì? Hiện nay, nếu bạn muốn vay được tiền của các ngân hàng hoặc công ty tài chính thì bạn cần có tài sản đảm bảo. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết ngày hôm nay để hiểu rõ hơn về tài sản đảm bảo nhé.

Tài sản đảm bảo là gì?

tài sản đảm bảo là gì

Là dạng tài sản tồn tại dưới các hình thức chủ yếu như: là vật hiện hữu, là giấy tờ có giá trị hoặc là quyền tài sản, cụ thể:

  • Tài sản đảm bảo là những vật như phương tiện giao thông (xe), kim khí đá quý, máy móc thiết bị hoặc nguyên nhiên vật liệu và hàng hóa
  • Tài sản đảm bảo có thể là các giấy tờ có giá như trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, thương phiếu và các giấy tờ khác có thể quy đổi ra tiền
  • Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tác giả, quyền góp vốn kinh doanh, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố hoặc các quyền tài sản khác.

Tài sản đảm bảo có thể dùng để vay vốn ngân hàng là những giấy tờ như: nhà đất, giấy tờ có giá trị được ngân hàng phát hành, sổ tiết kiệm, phương tiện giao thông, sổ đỏ hoặc sổ hồng hoặc hợp đồng bảo hiểm có giá trị….

Người đứng ra vay, kí hợp đồng vay với ngân hàng phải là chủ tài sản đảm bảo. Và tài sản đảm bảo có thể là những tài sản hiện đang có hoặc tài sản chắc chắn sẽ được hình thành trong tương lai.

Để trở thành tài sản đảm bảo thì cần điều kiện gì?

tài sản đảm bảo là gì

Việc xác định thời điểm để đảm bảo những điều kiện trên lại không được nêu rõ. Do đó, khi thực hiện, hai bên có thể thỏa thuận với nhau về thời điểm quan trọng nhất định phải đáp ứng đủ ba điều kiện chứ không nhất thiết phải đáp ứng trong mọi thời điểm.

Một số luật khác quy định về tài sản đảm bảo:

tài sản đảm bảo là gì

Quy định về tài sản đảm bảo có thể được thế chấp ngân hàng

tài sản đảm bảo là gì

Nhờ có Thông tư mà chúng ta đã được giải đáp thắc mắc chính xác các loại tài sản nào dùng làm tài sản đảm bảo để các ngân hàng và các tổ chức tín dụng làm căn cứ cho vay.

Bên cạnh những thông tin về tài sản đảm bảo, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về vay thế chấp để có thêm nhiều kiến thức tổng quát nhất giúp việc vay thế chấp trở nên dễ dàng hơn.

Theo tài sản đảm bảo thì sẽ được vay với tỷ lệ bao nhiêu?

Theo nguyên tắc ngân hàng về phòng ngừa rủi ro, tỷ lệ được phép cho vay trả góp trên tài sản đảm bảo sẽ từ 60 – 70% giá trị của tài sản đảm bảo. Đối với những tài sản bằng bất động sản,  thì tỷ lệ này có thể lên tới 75%. Tuy nhiên, đối với một số ngân hàng và tổn chức tín dụng đẩy mạnh hoạt động cho vay thậm chí nâng tỷ lệ này lên tới 90 – 95%.

Phương thức để xử lý tài sản đảm bảo vay vốn thế chấp

tài sản đảm bảo là gì

Để xử lí tài sản đảm bảo bằng các phương thức khác thì sẽ do các bên thoả thuận xử lí.

Lưu ý khi thế chấp bằng tài sản đảm bảo để vay vốn

Những hoạt động của ngân hàng sẽ luôn xuất hiện những rủi ro nghề nghiệp, đặc biệt là phương diện vay vốn. Với những mục đích khác nhau khi vay vốn như cho vay để mua xe, vay mua nhà hoặc vay sản xuất kinh doanh… Cho vay khi có tài sản bảo đảm sẽ luôn là một trong những phương thức an toàn cho các ngân hàng và công ty tín dụng cũng là cho chính những những cán bộ tín dụng và những người quản lý tại ngân hàng. Khi thực hiện những thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm bạn cần lưu ý:

  • Đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản của mình, tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm, kiểm tra và bổ sung những tài sản bảo đảm có thể bị thiếu giấy tờ như: tài sản bị hết hạn đăng ký, chứng nhận bảo hiểm, những tài sản chưa đăng ký hoặc đã đăng ký nhưng không đầy đủ…
  • Hãy thỏa thuận trong hợp đồng để bảo đảm quyền được ưu tiên xử lý tài sản trước những khách hàng khác nếu như tài sản bảo đảm được dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ trong đó có các nghĩa vụ đối với ngân hàng. Điều này sẽ rất có lợi cho ngân hàng trong khi xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ vì tòa án hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét và giải quyết tranh chấp việc ưu tiên đầu tiên sẽ là những thỏa thuận có trong hợp đồng.
  • Bạn nên thuê đơn vị thẩm định giá độc lập trước ( thuê những đơn vị có trong danh sách thẩm định giá của bộ tài chính) để thẩm định chính xác giá trị của tài sản bảo đảm.
  • Thỏa thuận trước với khách hàng về việc xử lý tài sản bảo đảm ở tòa án trong giai đoạn tiền tố tụng ( là giai đoạn trước khi tòa án đưa vụ án này ra xét xử).

Kết luận

Bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản liên quan đến tài sản đảm bảo là gì? Và những lưu ý cần thiết khi bạn sử dụng tài sản đảm bảo của mình để vay vốn thế chấp. Mong thông tin hữu ích với bạn giúp bạn tránh khỏi những rắc rối liên quan đến tài sản đảm bảo.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *