Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và các quy định liên quan

Khi các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng thì luôn cần phải công khai năng lực tham gia xây dựng. Một trong những điều kiện để đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của một cá nhân, tổ chức chính là chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu các quy định về việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng qua bài viết này nhé.

Thế nào là Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được hiểu là một bản đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của cơ quan có thẩm quyền đối với các cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng. Đây là một trong những chứng chỉ bắt buộc khi cá nhân, tổ chức muốn tham gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

năng lực hoạt đông xây dựng

 

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin cơ bản về tổ chức được cấp chứng chỉ như tên tổ chức; số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc số Quyết định thành lập doanh nghiệp; 
  • Thông tin của người đại diện theo pháp luật của tổ chức; địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ văn phòng đại diện (nếu có); số điện thoại; số fax; địa chỉ hòm email, website (nếu có);
  • Phạm vi hoạt động xây dựng: lĩnh vực hoạt động xây dựng, loại công trình (hạng mấy?) và thời hạn còn hiệu lực của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
  • Tên cơ quan cấp chứng chỉ, ký và đóng dấu. 

Các lĩnh vực xây dựng nào cần Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?

Theo Điều 10 Thông tư 17/2016/TT-BXD quy định Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức như sau:Các lĩnh vực xây dựng cần phải có chứng chỉ năng lực:

  • Khảo sát xây dựng gồm: khảo sát địa chất, khảo sát địa hình, địa chất thủy văn công trình.
  • Lập quy hoạch xây dựng.
  • Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng gồm: thiết kế kết cấu công trình, thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế điện – cơ điện công trình; thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong công trình xây dựng.
  • Lập và thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.
  • Quản lý các dự án đầu tư xây dựng.
  • Thi công xây dựng các công trình xây dựng.

năng lực hoạt đông xây dựng

  • Giám sát thi công xây dựng bao gồm: giám sát công tác xây dựng công trình; giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ; giám sát lắp đặt thiết bị công trình.
  • Kiểm định xây dựng.
  • Quản lý và thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng.

Lập Hồ Sơ đề nghị Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng như thế nào?

Việc lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Theo Điều 20 Thông tư 17/2016/TT-BXD quy định Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ được ban hành theo mẫu tại Phụ lục số 03 Thông tư 17/2016/TT-BXD.
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp bản chính của các giấy tờ sau:
    • Bản chụp màu quyết định thành lập tổ chức/doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    • Quy trình quản lý thực hiện công việc trong lĩnh vực hoạt động xây dựng;
    • Hệ thống quản lý chất lượng của lĩnh vực hoạt động xây dựng đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
    • Danh sách các nhân lực chủ chốt, nhân viên có liên quan và kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức theo đúng quy định của Thông tư 17/2016/TT-BXD (tại phụ lục số 04 ban hành theo thông tư) kèm theo các văn bằng, chứng chỉ liên quan và hợp đồng lao động của các cá nhân đó;
    • Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đã thực hiện (mỗi lĩnh vực và loại không quá 03 hợp đồng, 03 biên bản nghiệm thu).
    • Bản kê khai năng lực tài chính có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức trong thời gian 03 năm tính đến thời điểm tổ chức thực hiện đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.

năng lực hoạt đông xây dựng

Khi hoàn thành hồ sơ, tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gửi 01 bộ hồ sơ qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực.

Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có trách nhiệm kiểm tra đầy đủ hồ sơ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu giấy tờ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực chịu trách nhiệm thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị và yêu cầu tổ chức này bổ sung hồ sơ hoặc tổ chức phúc tra để xác minh hồ sơ nếu cần thiết.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của chúng tôi về những quy định cấp Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm các kiến thức cơ bản để hoàn thiện hồ sơ năng lực hoạt động xây dựng của mình trong tương lai.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *